8 mẫu bảng lương nhân viên chi tiết nhất hiện nay

Bảng lương nhân viên là mẫu tổng hợp thời gian làm việc để quy ra tiền lương và các khoản khác cho nhân viên. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống bảng lương sao cho tối ưu nhất cũng là việc rất quan trọng. Hãy cùng VietnamWorks tham khảo các mẫu bảng lương nhân viên mới nhất hiện nay.

bảng lương nhân viên

Những mẫu bảng lương chi tiết nhất hiện nay

1. Tại sao cần xây dựng mẫu bảng lương nhân viên?

Mẫu bảng lương nhân viên là loại văn bản hành chính tổng hợp về số tiền mà doanh nghiệp cần chi trả cho người lao động trong thời gian làm việc. Trong mẫu văn bản bao gồm các khoản tiền lương theo giờ, tiền hoa hồng, phụ cấp, trợ cấp,… trong từng thời gian cụ thể. Dựa vào bảng lương nhân viên, bộ phận kế toán sẽ căn cứ và tính toán lương kèm thêm mức độ hoàn thành KPI của từng cá nhân để trả lương.

Thu nhập của từng cá nhân và doanh nghiệp đều có liên quan đến thuế, vì vậy nó sẽ ảnh hưởng trực đến thu nhập, do đó bảng lương nhân viên có nhiệm vụ quan trọng đối với doanh nghiệp và người lao động

  • Doanh nghiệp: Dựa vào bảng lương của từng nhân viên, cấp trên dễ dàng linh hoạt trong vấn đề thanh toán lương, điều chỉnh ngân sách lương sao cho phù hợp. Mẫu bảng lương cũng giúp phòng hành chính nhân sự và kế toán so sánh về hiệu quả làm việc của các cá nhân (nhân sự đạt KPI, nhân sự vượt chỉ tiêu,…)
  • Người lao động: Dựa vào bảng lương làm cơ sở, chứng minh thu nhập, tự đối chiếu so sánh với mức lương thực tế. Dễ dàng giải quyết các vấn đề liên quan đến chính sách lương – thưởng.
Tham Khảo Thêm:  Business Analyst là gì và làm những gì?

bảng lương nhân viên

Những lợi ích khi xây dựng và sử dụng mẫu bảng lương nhân viên

2. Mẫu bảng lương nhân viên gồm những nội dung gì?

Một mẫu bảng lương nhân viên tiêu chuẩn bao gồm những thông tin sau đây:

Họ và tên NV: Nêu rõ đầy đủ tên, mã NV, phòng ban, chức vụ và các thông tin có liên quan khác (nếu cần) như số điện thoại, email,…

Lương cơ bản: Mức tiền lương sau khi thỏa thuận trong quá trình phỏng vấn và ký kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp. Khoản tiền này chưa bao gồm thưởng, hoa hồng, phụ cấp, trợ cấp khác.

Mức lương cơ bản thông thường sẽ cao hơn hoặc bằng với mức lương tối thiểu được quy định theo vùng. Dựa vào Nghị định 38/2022/NĐ-CP có quy định, sau khi ký hợp đồng mức lương tối thiểu của người lao động được điều chỉnh tăng từ ngày 01/07/2022 như sau:

  • Mức lương tối thiểu tháng của vùng I: 4.680.000 đ/tháng (tăng 260.000 đ/tháng)
  • Mức lương tối thiểu tháng của vùng II: 4.160.000 đ/tháng (tăng 240.000 đ/tháng)
  • Mức lương tối thiểu tháng của vùng III: 3.640.000 đ/tháng (tăng 210.000 đ/tháng)
  • Mức lương tối thiểu tháng của vùng IV: 3.250.000 đ/tháng (tăng 180.000 đ/tháng)

Bổ sung thêm quy định về mức giờ làm việc tối thiểu theo vùng như sau:

  • Vùng I: 22.500 đ/giờ
  • Vùng II: 20.000 đ/giờ
  • Vùng III: 17.500 đ/giờ
  • Vùng IV: 15.600 đ/giờ

Đi kèm thêm với các khoản phụ cấp khác như:

  • Thêm tiền phụ cấp áp dụng cho các khoản thời gian tăng lương, trực tăng ca trong các dịp Lễ, Tết.
  • Các khoản trợ cấp thêm lương dựa vào quy định của mỗi doanh nghiệp sẽ có về KPI, ăn trưa, sinh nhật, đồng phục,…
Tham Khảo Thêm:  Chứng chỉ MOS là gì? Kinh nghiệm ôn thi chứng chỉ MOS

Trong đó, phụ cấp gồm 2 loại chính là phụ cấp có bảo hiểm (phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp trong môi trường độc hại, phụ cấp chức vụ,…) và phụ cấp không có bảo hiểm (tiền ăn, tiền xe, tiền laptop,…)

Thu nhập danh nghĩa: Là khoản tiền trên thực tế mà người lao động được hưởng khi cộng thêm khoản lương cơ bản và phụ cấp khác.

Số ngày công đi làm thực tế: Ghi nhận thời gian thực của mỗi cá nhân khi làm việc tại công ty và nhận lương dựa vào những ngày làm này.

Tổng lương thực tế: Tổng tiền lương nhận được chưa bao gồm thêm các khoản phát sinh khác như (trích bảo hiểm, tạm ứng,..). Có 2 cách tính lương thực tế như sau:

  • Tính theo ngày làm việc trong tháng:

Tổng lương thực tế = (Thu nhập danh nghĩa/Số ngày làm việc trong tháng) x Số ngày công đi làm thực tế

  • Tính theo ngày làm việc quy định trong doanh nghiệp: Doanh nghiệp quy định số ngày làm việc là 28 hoặc 29

Tổng lương thực tế = (Thu nhập danh nghĩa/28 hoặc 29) x Số ngày công đi làm thực tế

Lương khấu trừ đóng bảo hiểm: Theo thỏa thuận cam kết hợp đồng thì doanh nghiệp sẽ phân chia các khoản tiền bảo hiểm cần đóng và khấu trừ trong lương của nhân viên

Thuế TNCN: Người lao động sau khi ký hợp đồng với doanh nghiệp 3 tháng trở lên sẽ cần phải đóng thuế dựa vào mức thu nhập.

Tham Khảo Thêm:  Chiến lược Marketing Mix: Những lưu ý trong tiến trình thiết lập

Thực lĩnh: Đây sẽ là khoản tiền cuối cùng mà người lao động sẽ được nhận sau khi đã đóng các khoản tiền thuế, thuế TNCN, bảo hiểm,…

bảng lương nhân viên

Các nội dung trong một mẫu bảng lương nhân viên tiêu chuẩn

3. Gợi ý các mẫu bản lương nhân viên chi tiết nhất hiện nay

bảng lương nhân viên

Tham khảo bảng lương nhân viên mẫu 1

bảng lương nhân viên

Tham khảo bảng lương nhân viên mẫu 2

Tham khảo bảng lương nhân viên mẫu 3

bảng lương nhân viên

Tham khảo bảng lương nhân viên mẫu 4

bảng lương nhân viên

Tham khảo bảng lương nhân viên mẫu 5

bảng lương nhân viên

Tham khảo bảng lương nhân viên mẫu 6

bảng lương nhân viên

Tham khảo bảng lương nhân viên mẫu 7

bảng lương nhân viên

Tham khảo bảng lương nhân viên mẫu 8

Hy vọng, với 8 mẫu bảng lương nhân viên mà VietnamWorks tổng hợp sẽ giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa được công việc tổng kết lương mỗi tháng. Mong rằng các bảng mẫu lương này cũng giúp nhân viên theo dõi và đảm bảo được quyền lợi về lương của chính mình.

Xem thêm: Bảng chấm công theo giờ là gì? Hướng dẫn điền bảng chấm công theo giờ

— HR Insider — VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

Tin liên quan

Trang blog chia sẻ kiến thức trong cuộc sống .

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © Copyright 2024. Theme AKteam.