GAAP là gì? Sự khác biệt giữa GAAP và IFRS

Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (GAAP) là một bộ nguyên tắc, chuẩn mực và quy trình kế toán chung do Hội đồng tiêu chuẩn kế toán tài chính (FASB) ban hành. Vậy GAAP là gì? Sự khác biệt giữa GAAP và IFRS? Tìm hiểu chi tiết hơn ở bài viết sau.

1. GAAP là gì?

Khái niệm

GAAP là Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung đã được phát triển bởi Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Tài chính (FASB) và Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Chính phủ (GASB).

Những nguyên tắc này được công nhận rộng rãi và sử dụng ở Hoa Kỳ để quản lý báo cáo tài chính cho tất cả các loại tổ chức. Bao gồm doanh nghiệp vì lợi nhuận, tổ chức phi lợi nhuận và tổ chức chính phủ. Việc sử dụng GAAP là bắt buộc theo luật chứng khoán Hoa Kỳ đối với tất cả các công ty giao dịch công khai, cũng như bất kỳ công ty nào công khai báo cáo tài chính.

GAAP là viết tắt của từ gì?

GAAP viết tắt của Generally accepted accounting principles

US GAAP là gì

Các Nguyên tắc Kế toán được Chấp nhận Chung của Hoa Kỳ (US GAAP) là các quy tắc và tiêu chuẩn kế toán được tuân thủ rộng rãi trong báo cáo tài chính. US GAAP được sử dụng để đảm bảo rằng các báo cáo tài chính của mọi tổ chức là nhất quán và minh bạch.

Các báo cáo tài chính này được lập hàng tháng hoặc hàng năm và là yêu cầu cơ bản để tất cả các doanh nghiệp phải hoàn thành.

Tham Khảo Thêm:  Khối A gồm những môn nào? Ngành nào? Trường nào khối A?

2. Tại sao khi làm kế toán phải tuân thủ theo GAAP

Không phải tất cả các công ty ở Hoa Kỳ phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi (GAAP). Chỉ các công ty thương mại công khai vì lợi nhuận phải tuân thủ GAAP trong tài khoản tài chính bên ngoài của họ.

Các công ty tư nhân và phi lợi nhuận thường chọn sử dụng các nguyên tắc GAAP, mặc dù không có yêu cầu pháp lý để làm như vậy. GAAP không áp dụng cho kế toán nội bộ, còn được gọi là kế toán quản trị.

3. Nội dung GAAP – Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung

Có 10 Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung sau đây:

  • Nguyên tắc tuân thủ: Kế toán, kiểm toán phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc và quy ước chung của GAAP.
  • Nguyên tắc nhất quán: Kế toán phải cam kết áp dụng các nguyên tắc của GAAP trong suốt quá trình làm báo cáo tài chính. Kế toán sẽ phải giải trình đầy đủ các lý do khi thay đổi hoặc cập nhật nguyên tắc GAAP để phục vụ công việc trong phần chú thích của báo cáo tài chính.
  • Nguyên tắc chân thành: Kế toán sẽ có trách nhiệm phải cung cấp chính xác và khách quan các thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
  • Nguyên tắc tính thường xuyên của các phương pháp: Các quy định, nguyên tắc được áp dụng trong báo cáo tài chính doanh nghiệp phải thống nhất và so sánh được.
  • Nguyên tắc không bồi thường: Dù số liệu trong báo cáo tài chính là tiêu cực hay tích cực, kế toán cũng cần phải báo cáo đầy đủ số liệu sao cho minh bạch, không được phép đền bù nợ.
  • Nguyên tắc thận trọng: Kế toán phải trình bày thông tin tài chính dựa trên thực tế, không được dựa vào suy đoán mà phải có số liệu rõ ràng.
  • Nguyên tắc liên tục: Trong khi định giá vốn điều lệ và tài sản của doanh nghiệp, kế toán cần giả định doanh nghiệp đó sẽ tiếp tục duy trì hoạt động trong các kỳ sau.
  • Nguyên tắc định kỳ: Các mục về doanh số, doanh thu khi nhập vào phải được phân bổ hợp lý trong các kỳ thích hợp.
  • Nguyên tắc trọng yếu: Kế toán phải công khai minh bạch tất cả các thông tin, dữ liệu liên quan trong báo cáo tài chính.
  • Nguyên tắc giữ chữ tín: Tất cả các bên liên quan phải trung thực trong tất cả các giao dịch.
Tham Khảo Thêm:  Hành trình khách hàng – Cơ hội để nắm bắt “trái tim” khách hàng

4. Sự khác biệt giữa IFRS và GAAP là gì?

IFRS là viết tắt của Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế. Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) là cơ quan chuẩn mực kế toán cho IFRS Foundation. IFRS là bộ nguyên tắc được sử dụng trên toàn thế giới, trong khi GAAP là một hệ thống quy tắc được biên soạn ở Hoa Kỳ. Chính vì vậy 2 hai bộ chuẩn mực kế toán này có một số đặc điểm khác biệt như sau:

  • Hàng tồn kho: Đầu tiên là với quy định hàng tồn kho LIFO. GAAP cho phép các công ty sử dụng Giá trị nhập sau cùng, xuất trước (LIFO) làm phương pháp chi phí hàng tồn kho. Nhưng quy tắc LIFO lại bị cấm theo chuẩn mực IFRS.
  • Chi phí phát triển: Theo GAAP, những chi phí này được coi là chi phí của doanh nghiệp. Ngược lại, theo IFRS, chi phí này sẽ được vốn hóa và phân bổ qua nhiều kỳ. Điều này áp dụng cho chi phí nội bộ của việc phát triển các tài sản vô hình của doanh nghiệp.
  • Bút toán giảm: GAAP chỉ định số lượng bút toán giảm của hàng tồn kho hoặc tài sản cố định không thể hoàn nguyên nếu giá trị thị trường của tài sản sau đó tăng lên. Mặt khác, IFRS cho phép gút toán giảm ngược lại. Điều này dẫn đến giá trị hàng tồn kho được tính theo nguyên tắc IFRS được sử dụng thường xuyên hơn so với GAAP.
  • Tài sản cố định: Theo GAAP, các tài sản cố định như tài sản, nhà máy và thiết bị (PP&E) phải được ghi nhận theo nguyên giá (giá mua) và được khấu hao tương ứng. Theo IFRS, tài sản cố định cũng được đánh giá theo giá gốc, nhưng các công ty được phép đánh giá lại tài sản cố định theo giá trị thị trường hợp lý.
Tham Khảo Thêm:  KINH NGHIỆM MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN NHÀ ĐẤT CHỐT SALE BẠC TỶ

Tin liên quan

Trang blog chia sẻ kiến thức trong cuộc sống .

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © Copyright 2024. Theme AKteam.