Tư vấn ngành, lĩnh vực hiện nay là một dịch vụ thịnh hành và phổ biến trong xã hội. Việc làm tư vấn viên cũng vì thế mà trở nên hấp dẫn và càng được nhiều người lựa chọn. Vậy chuyên viên tư vấn là gì và công việc của chuyên viên tư vấn như thế nào? Những vấn đề xoay quanh công việc của một chuyên viên tư vấn sẽ được Hướng nghiệp GPO giải đáp cho bạn đọc trong bài viết này.

Chuyên viên tư vấn là gì?

Chuyên viên tư vấn là những người phụ trách nhiệm vụ giải đáp những thắc mắc của khách hàng và đưa ra lời khuyên hữu ích nhằm giúp khách hàng có thể tìm ra các phương án tốt nhất để tháo gỡ và giải quyết vấn đề.

Nhiều người cho rằng các công ty và doanh nghiệp mới cần đến chuyên viên tư vấn. Tuy nhiên, thực tế nhiều cá nhân cũng tìm đến chuyên viên tư vấn nhằm tìm kiếm những lời khuyên hữu ích. Do vậy cơ hội việc làm của chuyên viên tư vấn cũng trở nên rất đa dạng và ngày càng rộng mở.

Vai trò của chuyên viên tư vấn là gì trong doanh nghiệp?

Chuyên viên tư vấn có thể làm việc tại các công ty chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn hoặc hoạt động trong nội bộ các doanh nghiệp. Cụ thể đối với doanh nghiệp, bộ phận tư vấn viên đóng vai trò rất quan trọng. Bởi đây là bộ phận trực tiếp làm việc với khách hàng, đối tác. Do vậy, việc có mời được khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hay không và mức độ hài lòng của khách hàng như thế nào đều tùy thuộc vào việc tư vấn và chăm sóc khách hàng của những chuyên viên tư vấn. Bộ phận chuyên viên tư vấn càng chuyên nghiệp, khách hàng tìm đến càng nhiều và thương hiệu của doanh nghiệp cũng vì thế được nâng lên. Từ đó có thể thấy, bộ phận chuyên viên tư vấn đóng vai trò rất lớn quyết định đến hiệu quả hoạt động và hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp.

Tham Khảo Thêm:  Ma trận quản lý thời gian là gì? 4 Cấp độ thời gian của ma trận Eisenhower

Công việc của chuyên viên tư vấn là gì?

Hiện nay ngành tư vấn viên phổ biến và thịnh hành trong rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực từ kinh doanh, tài chính đến giáo dục. Vậy công việc của chuyên viên tư vấn là làm gì? Đối với công việc tư vấn, tùy vào từng ngành mà nhiệm vụ của chuyên viên tư vấn sẽ có những đặc thù riêng, cụ thể:

Chuyên viên tư vấn tín dụng, tài chính, bảo hiểm

Công việc chính của chuyên viên tư vấn tín dụng, tài chính, bảo hiểm trước hết là nhiệm vụ phát triển khách hàng. Bằng cách nào đó, tư vấn viên sẽ tìm hiểu nhu cầu, mong muốn và mục tiêu tài chính của khách hàng. Sau đó tư vấn và hướng dẫn khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ về tài chính, tín dụng và bảo hiểm mà doanh nghiệp mình đang cung cấp. Phân tích các cơ hội mà khách hàng nhận được và giải thích những rủi ro nếu khách hàng có thắc mắc. Nếu khách hàng đồng ý, tiến hành hướng dẫn và hỗ trợ khách hàng thực hiện các giao dịch và thủ tục cần thiết.

Trong suốt quá trình khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ, chuyên viên tư vấn tài chính, tín dụng, bảo hiểm sẽ phải liên tục theo dõi và đôn đốc khách hàng thanh toán khoản nợ đúng hạn. Trong trường hợp có những vướng mắc, bộ phận tư vấn cũng sẽ tiếp nhận và hỗ trợ giải quyết, giúp khách hàng an tâm về hài lòng về dịch vụ. Chuyên viên tư vấn tín dụng còn phải thực thẩm định và đề xuất cấp tín dụng trong phạm vi được phân công.

Chuyên viên tư vấn và quản lý nợ

Chuyên viên tư vấn và quản lý nợ thực hiện các công việc liên quan đến theo dõi và quản lý các khoản nợ tín dụng được mua bán. Rà soát lại các khoản nợ để phân tích dựa trên quy định và luật bao gồm tính toán phần trăm có thể thu hồi, xếp hạng tín dụng và những rủi ro có thể vướng mắc… sau đó lập ra các phương án để thực hiện xử lý nợ theo ủy thác.

Tham Khảo Thêm:  CV xin việc gồm những gì? Làm thế nào để tạo sự khác biệt cho CV của bạn?

Chuyên viên tư vấn sẽ trực tiếp làm việc và đôn đốc khách hàng thực hiện phương án trả nợ một cách minh bạch dứt điểm, đưa ra phương án thanh toán cho khách hàng như việc thế chấp tài sản, bất động sản…. Chuyên viên tư vấn cũng có thể nhờ pháp luật can thiệp nếu vấn đề trở nên phức tạp hoặc chống đối để xử lý theo quy định của pháp luật.

Chuyên viên tư vấn cần trau dồi những gì?

Để làm tốt trong vai trò của một tư vấn viên, chuyên viên tư vấn cần những gì? Trước hết bạn phải hội tụ đầy đủ các yêu cầu về kiến thức chuyên môn, sự am hiểu về lĩnh vực tư vấn cùng những kỹ năng tư vấn truyền đạt hiệu quả. Công việc tư vấn buộc phải tiếp xúc với nhiều người, tùy vào từng lĩnh vực khác nhau mà đối tượng khách hàng cũng khác nhau, từ đó những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cũng khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung những ai muốn theo đuổi vị trí chuyên viên tư vấn đều phải trau dồi những điều sau đây:

Kỹ năng

Một chuyên viên tư vấn thường phải sở hữu rất nhiều kỹ năng. Đó là kỹ năng sáng tạo, kỹ năng giao tiếp sẽ giúp chuyên viên có thể truyền đạt nội dung một cách dễ hiểu, mang đến cho khách hàng những cách tiếp cận mới mẻ nhưng hiệu quả. Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề sẽ giúp chuyên viên tư vấn khách hàng có thể đưa ra các lời khuyên hữu ích cho khách hàng. Nhất là với những chuyên viên tư vấn khách hàng cá nhân đòi hỏi bạn phải đưa ra được những phân tích thuyết phục, tìm ra “nút gỡ” cho các mối bận tâm, thậm chí là xung đột trong vấn đề của họ. Ngoài ra, chuyên viên tư vấn cùng cần thêm các kỹ năng khác như kỹ năng sắp xếp thời gian, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng truyền đạt thông tin…

Tính cách

Là một công việc liên quan nhiều đến giao thiệp và chia sẻ, vì vậy một chuyên viên tư vấn phải là người có tính cách nhã nhặn, ôn hòa và luôn kiên nhẫn để lắng nghe những mối quan tâm, lo lắng của khách hàng. Đồng thời, họ cũng phải có trực giác tốt và thái độ đồng cảm để hiểu được sự kỳ vọng hoặc lo lắng của của khách hàng, tạo được sự tin tưởng và hợp tác tốt nhất trong quá trình tư vấn.

Tham Khảo Thêm:  ĐĂNG KÝ ỨNG TUYỂN

Kiến thức

Đã làm công việc tư vấn cho những người khác, trước hết bạn phải có sự am hiểu sâu rộng và nền tảng kiến thức vững chắc liên quan đến lĩnh vực mà bạn sẽ tư vấn. Chẳng hạn chuyên viên tư vấn học ngành gì thì bạn nên thực hiện nghiên cứu chuyên sâu và nâng cấp kiến thức của mình trong ngành đó để trở thành những tư vấn viên giỏi nhất. Ví như bạn là một chuyên viên tư vấn tài chính, bạn phải nắm vững các kiến thức liên quan đến đầu tư, có khả năng phân tích và phán đoán được xu hướng đầu tư. Hay với những ai là chuyên viên tư vấn giáo dục, họ phải là người hiểu rõ các sản phẩm giáo dục, những xu hướng giáo dục hiện tại và những tác động mà nó mang lại…

Ngoại hình

Ngoại hình đóng vai trò rất lớn đến thiện cảm ban đầu của người mà bạn sẽ tư vấn. Tuy nhiên, yêu cầu về ngoại hình với một tư vấn viên không hẳn phải là một người quá ưa nhìn. Chỉ cần bạn là một chuyên viên tư vấn có ngoại hình sáng, tác phong lịch thiệp, chuyên nghiệp sẽ tạo được sự cảm mến và tin tưởng của người đối diện.

Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.

Hà Anh

Theo blog.topcv.vn

Xem thêm bài viết cùng chủ đề

Người trẻ chọn nghề: Nên hiểu rõ mình là ai? Biết mình muốn gì? Phải làm như thế nào?

Tin liên quan

Trang blog chia sẻ kiến thức trong cuộc sống .

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © Copyright 2024. Theme AKteam.